Là tín đồ Hồi giáo, chúng ta cần phải cẩn thận trong việc tiêu thụ một sản phẩm. Chọn một sản phẩm được dán nhãn halal là nỗ lực dễ dàng nhất và tốt nhất mà chúng ta có thể làm để chọn những gì chúng ta sẽ tiêu thụ.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể xem danh sách các thành phần trên bao bì hoặc hỏi chủ hoặc đầu bếp của nhà hàng liên quan đến nguyên liệu và cách làm sản phẩm. Sau đây là tóm tắt từ nhiều nguồn khác nhau về các thuật ngữ khác nhau của thịt lợn trong thành phần của sản phẩm từ nhiều ngôn ngữ khác nhau.
- Pig: lợn con, trọng lượng dưới 50kg
- Pork: thịt lợn dùng trong chế biến thức ăn
- Swine: lợn trưởng thành, sẵn sàng đem bán
- Hog: lợn đực đã được thiến, nuôi để thịt
- Boar: lợn rừng
- Lard: mỡ lợn dùng để nấu ăn và làm xà phòng
- Bacon: thịt lợn hun khói
- Ham: thịt nguội
- Sow: lợn nái
- Sow milk: sữa lợn
- Porcine: dẫn xuất có liên quan hoặc nguồn gốc từ lợn, được tìm thấy trong nhiều loại thuốc
- Bak: thịt lợn trong tiếng Hoa
- Char Siu: thịt lợn xá xíu
- Cu Nyuk: thịt lợn trong tiếng Hẹ/ Phúc Kiến
- Zhu Rou: thịt lợn trong tiếng Trung
- Dwaeji: thịt lợn trong tiếng Hàn
- Tonkatsu: thịt lợn chiên xù trong ẩm thực Nhật Bản
- Tonkotsu: ramen từ thịt lợn
- Yakibuta: thịt lợn quay trong tiếng Nhật
- Nuraniku: thịt lợn trong tiếng Nhật
- Nibuta: món thịt vai lợn tại Nhật
- B2: thuật ngữ món ăn làm từ thịt lợn tại Indonesia
- Khinzir: lợn trong tiếng Arab & Malaysia
- Kakuni: món lòng lợn luộc trong ẩm thực Nhật Bản
***Lược dịch từ trang Web của LPPOM MUI. Bài gốc đọc tại đây